Nhiều người cho rằng sau mỗi lần sử dụng cần rút điện bếp từ ngay để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, có người lại cho rằng việc làm đó là không tốt cho bếp từ. Vậy để biết có nên rút điện bếp từ ngay sau khi sử dụng hay không thì hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
- Đọc thêm:
Nồi thủy tinh có sử dụng được cho bếp từ không?
Rút điện bếp từ khiến bếp giảm tuổi thọ, gây nguy hiểm
Tuổi thọ và độ bền của bếp từ có được lâu không phụ thuộc vào cách sử dụng và bảo quản chúng của người dùng. Việc có nên rút điện bếp từ hay không phụ thuộc vào trường hợp mà bạn đang gặp phải. Nếu bạn chỉ nấu ăn hàng ngày và rút điện khi nấu xong để tiết kiệm điện thì đây là một việc làm sai lầm khiến bếp từ nhanh hỏng hơn.
Bếp từ có công suất khá lớn nên vùng nấu sẽ được làm nóng nhanh. Khi nhiệt độ cao thì quạt gió của bếp sẽ phải làm việc liên tục để làm mát các bộ phận và linh kiện bếp từ dưới thân bếp.
Vì thế, nếu bạn rút điện sau khi nấu xong thì quạt gió sẽ ngừng hoạt động khiến các bộ phận không được làm mát. Với trường hợp bếp từ kết hợp với hồng ngoại thì vùng nấu hồng ngoại sẽ lâu nguội hơn sẽ dễ làm nứt mặt kính và gây bỏng nếu vô tình chạm phải vùng nấu.
Nếu rút điện như vậy, sau một thời gian, các linh kiện sẽ yếu dần, vi mạch, bảng điều khiển bị chập chờn và bạn sẽ sớm phải thay bếp từ mới. Như vậy, bạn không nên rút điện bếp từ ngay sau khi sử dụng xong. Thay vào đó, hãy tắt bếp để quạt gió làm mát các bộ phận bên trong từ 30 giây đến 1 phút. Sau khi bếp nguội thì mới nên rút điện.
Mẹo nấu ăn bằng bếp từ tiết kiệm
- Chọn mua những dòng bếp từ inverter bởi chúng có khả năng tiết kiệm điện tối ưu. Nhờ công nghệ inverter giúp công suất của bếp từ được thay đổi linh hoạt, hạn chế lượng nhiệt thoát ra ngoài.
- Điều chỉnh và sử dụng nhiệt độ cho từng món ăn phù hợp. Nếu bếp từ của bạn có các chế độ nấu ăn sẵn như: ninh, hầm, xào, đun sôi,… thì nên chọn những chế độ được lập trình sẵn để tiết kiệm điện hơn.
- Không nên nấu ăn liên tục với nhiệt độ quá cao trong thời gian dài. Nếu phải sử dụng nhiệt độ cao để nấu nướng thì bạn hãy để bếp được nghỉ khoảng vài phút rồi mới nấu món tiếp theo.
- Khi đun sôi, nên hạ thấp công suất bếp và nhiệt độ ở mức vừa phải.
- Khi vừa nấu xong, vùng nấu từ trên bếp sinh nhiệt vẫn còn khá nóng, do đó bạn có thể tắt bếp trước 2 – 5 phút và để nồi trên bếp để tận dụng lượng nhiệt đó giúp thức ăn chín kỹ hơn, giữ ấm tốt hơn.
Không nên rút bếp từ ngay sau khi vừa sử dụng xong để giúp bếp được bền và bảo vệ các linh kiện bên trong. Chỉ áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp và cần phải hạn chế để không gây ra các sự cố nguy hiểm.