Đường là loại nguyên liệu quen thuộc, phổ biến trong đời sống. Chúng được sử dụng để tạo vị ngọt, tạo màu hay thậm chí tạo độ ẩm cho một vài món bánh. Chúng có ứng dụng rất rộng rãi, nhưng chủ yếu vẫn được dùng trong thực phẩm. Có rất nhiều loại đường được tạo ra để phục vụ cho cuộc sống của con người, nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt các loại đường trong nấu ăn. Tham khảo bài viết dưới đây của Lorca Việt Nam để cùng tìm hiểu cách phân biệt các loại đường bạn nhé!
Xem thêm:
1. Đường kính
- Phân biệt các loại đường trong nấu ăn, dễ nhất phải kể đến đường kính. Chúng là loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Đường kính được sản xuất từ nguyên liệu là mía. Ở một số nước châu Âu, đường còn được tạo bởi các loại thức vật có độ ngọt khác như củ cải đường. Việt Nam là nước có diện tích trồng mía lớn thứ 4 ở Đông Nam Á nhưng vẫn phải nhập khẩu một số lượng đường kính lớn mỗi năm.
- Do công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính, đường kính có màu trắng ngà. Cấu trúc đặc biệt của hạt đường cũng phù hợp để nhuộm màu. Do đó, chúng có thể được nhuộm thành nhiều màu sắc khác nhau.
- Đường kính tồn tại dưới dạng hạt tinh thể hình lập phương, cứng, vị ngọt sâu, dễ tan. Chúng được sử dụng để làm đồ ngọt, cà phê hay trà. Đặc biệt là sử dụng rộng rãi trong nấu ăn thông dụng.
2. Đường bột
- Đường bột còn có tên gọi khác là đường kẹo. Chúng có vị giống với đường kính.
- Để phân biệt các loại đường, dễ dàng nhận ra đường bột bởi chúng luôn ở dạng mịn. Là loại đường tinh chế cuối cùng, chúng tan nhanh hơn đường kính. Đường bột sẽ được trộn với bột bắp theo tỉ lệ nhất định, đường mới không bị vón cục.
- Đường bột được ứng dụng nhiều trong làm bánh. Đối với các món bánh ngọt, chúng tạo nên lớp fondant trang trí không thể thay thế. Chúng cũng tạo độ ẩm cho bánh trong lúc nướng. Người ta cũng dùng được bột để đánh bông kem tươi, bơ lạt,…
3. Đường nâu
- Đường nâu là loại đường được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Chúng thường được đóng thành dạng bánh lớn, cứng. Đường nâu giúp tăng hương vị và các chất dinh dưỡng.
- Khi phân biệt các loại đường, đường nâu nổi bật với màu sắc nâu sẫm đặc trưng. Loại đường này khi gặp độ ẩm cao sẽ bị vón cục, đem lại cảm giác ngọt hơn so với đường kính trắng. Đường nâu dùng để thêm vị ngọt cho các loại sữa tách kem, tăng độ ẩm cho bánh. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để tạo màu tự nhiên cho món ăn.
- Có 2 loại đường nâu là đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại. Đường nâu tự nhiên là đường trong quá trình sản xuất, giữ lại phần rỉ đường. Đường nâu thương mại thì được sản xuất bằng cách trộn đường trắng với mật mía.
4. Đường phèn
- So với các loại đường khác, đường phèn chỉ có thể sản xuất bằng cách nấu thủ công.
- Đường phèn được làm bằng cách đun sôi đường kính thông thường, sau đó hòa loãng với nước. Cuối cùng cho vôi tôi được làm tử vỏ ốc, hến, sò để làm chắc đường. Khi đường sôi, người ta sẽ bỏ trứng gà vào để lọc tạp chất rồi sau đó để nguội.
- Đường phèn ít ngọt hơn, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn.
- Phân biệt các loại đường với đường phèn khá dễ. Chúng có màu trắng trong, có dạng tinh thể lớn, cứng. Đường phèn được dùng chủ yếu để nấu chè, làm nước giải khát. Quất hay chanh đào hấp đường phèn còn được sử dụng để điều trị ho cho trẻ nhỏ.
5. Đường thốt nốt
- Đường thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và các nước Đông Nam Á. Ngoài Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy đường thốt nốt ở Campuchia, Lào,… Ở nước ta, thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam như Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang,…
- Đường thốt nốt làm từ dung dịch chảy từ nhụy hoa thốt nốt. Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau đó, chúng được chế biến thủ công tạo thành đường thốt nốt. Phân biệt các loại đường với đường thốt nốt không khó khăn. Bởi đường thốt nốt có màu vàng đẹp mắt, khối đường khá cứng. Hơn nữa, 4 lít nước thốt nốt mới có thể làm được 1kg đường nên giá thành của đường thốt nốt khá cao.
- Đường thốt nốt có vị ngọt dịu, cạo ra đường mịn, không bị lợn cợn hạt, vị chua nhẹ. Đường được sử dụng để làm bánh, pha các loại nước chấm hay nấu chè.
6. Các loại đường dạng lỏng
Bên cạnh những loại đường kể trên, trong nấu ăn, chúng ta còn sử dụng một vài loại đường lỏng khác. Có thể kể đến như mật ong, mật mía hay nước siro bắp, mạch nha,…
Phân biệt các loại đường dạng lỏng cũng không khó khăn, bởi mỗi loại đều có màu sắc và mùi vị riêng biệt.
Mật mía
- Mật mía có dạng lỏng và sánh như mật ong. Tuy nhiên, chúng có màu khá sậm, mùi thơm đặc trưng.
- Mật mía được làm thủ công, hoàn toàn từ cây mía, giữ nguyên các dưỡng chất trong đó. Chúng được sử dụng nhiều để nấu bánh trôi, bánh chay, hay để chấm các loại bánh làm từ gạo khác.
Mạch nha
- Mạch nha là loại đường lỏng được sản xuất từ ngũ cốc lên men để đường hóa. Mạch nha có màu nâu sậm, vị ngọt thanh.
- Chúng được sử dụng nhiều trong sản xuất bánh mứt, bia, kẹo các loại.
Siro bắp
- Loại đường lỏng này có màu trắng trong và sánh, tan rất nhanh khi chế biến. Siro bắp được dùng để làm kẹo marshmallow, tráng gương cho bánh kem hay sử dụng để làm bánh nướng, bánh dẻo tạo độ ẩm.
Mật ong
- Mật ong có dạng lỏng, màu nâu sáng, vị ngọt đậm và mùi thơm đặc trưng.
- Khác với các loại đường khác, mật ong rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm đẹp. Chúng không chứa cholesterol, giàu vitamin và khoáng chất.
- Mật ong được dùng nhiều để làm bánh, hay được sử dụng như một cách làm đẹp, chữa bệnh cho con người.
Với cách phân biệt các loại đường trong nấu ăn, Lorca mong rằng đã cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Ghé Lorca mỗi ngày để học thêm nhiều công thức nấu ăn ngon, tham khảo những mẹo vặt, hay khám phá những thông tin thú vị xoay quanh gian bếp nhà mình.