Trong những ngày hè nắng nóng, việc nấu nướng hàng giờ đồng hồ trong bếp trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Vì vậy, việc trang bị điều hòa để giúp không gian mát mẻ hơn là điều ai cũng muốn. Tuy nhiên, phòng bếp có nên lắp máy điều hòa hay không và cần lưu ý những gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
- Đọc thêm:
Tổng hợp các dụng cụ nhà bếp thông minh giúp việc nội trợ đơn giản hơn
Điều hòa làm bếp bị ám mùi và có thể phát sinh nhiều vi khuẩn có hại
Trong quá trình nấu nướng, mùi thức ăn sẽ lan tỏa ra không gian bếp nhất là khi bạn chế biến các món chiên hay xào có nhiều dầu mỡ.
Khi bạn lắp điều hòa trong bếp, bạn phải đóng kín cửa để tránh lãng phí điện. Như vậy, khói và mùi đồ ăn không thể thoát ra ngoài được và chúng sẽ bám lên các vật dụng.
Sau một thời gian dài thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây hại cho sức khỏe.
Luồng gió từ điều hòa sẽ làm yếu lửa khi nấu
Đối với những gia đình sử dụng bếp gas thì ngọn lửa sẽ bị ảnh hưởng. Luồng gió từ điều hòa sẽ khiến lửa bị tạt, không tập trung vào đáy nồi nấu được.
Như vậy, thời gian nấu nướng sẽ kéo dài hơn và bếp cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và làm tăng chi phí hàng tháng của gia đình.
Thức ăn nhanh nguội
Nếu trong bếp sử dụng máy lạnh thì thức ăn sau khi nấu chín sẽ nhanh nguội hơn. Khí lạnh từ điều hòa sẽ thổi bay khí nóng của các món ăn làm giảm độ ngon vốn có của nó.
Không những thế, trong luồng gió của điều hòa sẽ có thể chứa bụi bẩn và sẽ bám vào thức ăn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Tăng nguy cơ gây ra cháy nổ trong bếp
Khi gió thổi mạnh thì ngọn lửa sẽ bị tạt sang bên cạnh và có thể bắt lửa vào những vật dễ cháy ở cạnh bếp. Nếu không để ý, ngọn lửa sẽ bùng lên gây nguy hiểm.
Hơn nữa, nếu gió làm tắt ngọn lửa nhưng bếp vẫn bật thì sẽ làm khí gas bị thoát ra ngoài. Điều này rất nguy hiểm và nguy cơ cao gây cháy nổ trong bếp.
Khi lắp điều hòa trong bếp cần lưu ý
- Bạn nên sử dụng các loại bếp hồng ngoại hay bếp từ thay vì bếp gas để đảm bảo an toàn.
- Vị trí lắp điều hòa cần tránh hướng trực tiếp vào bếp nấu. Bạn nên chọn các chế độ luồng gió thổi nhẹ và hướng cánh gió lên trên trần.
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên để tránh nấm mốc hay bụi bẩn tích tụ.
- Sau mỗi lần nấu nướng bạn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ phòng bếp để tránh mùi thức ăn tích tụ hay tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Tóm lại, bạn có thể trang bị điều hòa cho phòng bếp để mát mẻ và thoải mái hơn mỗi khi nấu nướng nhưng cần tuân theo các lưu ý cần thiết để hiệu quả tốt nhất.