Lò vi sóng giúp việc hâm nóng thức ăn dễ dàng và tiện lợi hơn. Để sử dụng tính năng này hiệu quả nhất, hãy tham khảo ngay 5 lưu ý khi hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng do Lorca Việt Nam tổng hợp trong bài viết dưới đây.
- Đọc thêm:
Bạn đã biết cách sử dụng chức năng nướng của lò vi sóng chưa?

Những dụng cụ có thể cho vào lò vi sóng
Không phải bất cứ vật dụng nào cũng dùng được cho lò vi sóng. Các loại vật dụng như chén, đĩa làm bằng thủy tinh, gốm sứ là những chất liệu sử dụng được trong môi trường nhiệt độ cao mà không gây ra phản ứng hóa học nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng những vật dụng này để đựng thực phẩm khi cho vào lò vi sóng mà không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và lò vi sóng.
Nhựa chuyên dụng và gỗ
Để đảm bảo an toàn khi hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng, bạn có thể đựng thức ăn, thực phẩm bằng những vật dụng được làm từ gỗ hoặc nhựa chuyên dụng được thiết kế để sử dụng được trong lò vi sóng, lò nướng.
Tuyệt đối không được sử dụng các vật dụng được làm bằng kim loại hoặc có họa tiết bằng kim loại vì chúng sẽ gây ra các tia lửa dẫn đến cháy nổ.

Màng bọc thực phẩm chuyên dụng cho lò vi sóng
Những loại màng bọc thực phẩm thông thường quá mỏng nên không thể chịu được nhiệt độ cao trong lò vi sóng vì sẽ dễ bị cháy ảnh hưởng đến thức ăn và dễ gây ra cháy nổ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn thì bạn nên mua những loại màng bọc ở cửa hàng uy tín và dùng được trong lò vi sóng.

Những thực phẩm không nêncho vào lò vi sóng
Đối với loại thịt lợn đã được ướp gia vị hoặc thịt hun khói thì không nên cho vào lò vi sóng. Vì khi chế biến bằng lò vi sóng thì các phân tử nitric có trong thịt sẽ trở thành nitrosamin, dễ gây ung thư và gây nguy hiểm với sức khỏe người dùng.

Người dùng cũng không nên nướng, rán những món có chứa nhiều dầu mỡ trong lò vi sóng vì ở trong nhiệt độ cao, dầu mỡ trong thực phẩm sẽ bám vào lò, khó vệ sinh, ảnh hưởng tới động cơ bên trong lò.
Không hâm những thức ăn có nhiều nước hoặc các chất lỏng như canh, súp, cháo,… quá lâu ở nhiệt độ tăng cao, nước trong thức ăn sẽ bắn ra ngoài gây bỏng cho người dùng khi mở cửa lò.

Các bước cần nhớ khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng
Khi cho thức ăn vào lò hâm nóng, bạn bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian khoảng 1 phút sau đó dùng đũa đảo đều thức ăn và nấu tiếp đến khi thức ăn đủ nóng.
Không đun nước hoặc các chất lỏng quá lâu so với thời gian quy định của nhà sản xuất, ở nhiệt độ cao các chất lỏng sẽ bắn khắp lò, dễ gây bỏng khi mở cửa và khó khăn hơn trong việc vệ sinh lò vi sóng.
Tùy vào từng loại thức ăn mà sẽ có mức thời gian, nhiệt độ lò tương ứng, bạn nên đọc kỹ thông tin trên hướng dẫn sử dụng của lò để chọn chế độ và đặt thời gian, nhiệt độ phù hợp.

Các nguyên tắc an toàn với từng loại thực phẩm
Đối với những loại thực phẩm có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang,… thì bạn cần làm thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc bóc nhỏ, cắt nhỏ để tránh phát nổ.
Những thực phẩm lỏng như sữa, cháo, súp,… phải được chứa trong vật dụng có miệng rộng, mặt thoáng như tô, bát và chất lỏng thấp hơn thành của vật đựng để tránh bị trào.
Thực phẩm đóng hộp trước tiên cần phải đổ ra bát, đĩa sau đó mới cho vào lò vi sóng hâm nóng.
Đối với thực phẩm khô như thịt nguội, xúc xích, pizza,… khi hâm nóng thì cần cho thêm một cốc nước vào lò để hạn chế tình trạng ống magnetron bị hư hỏng.

Cẩn thận khi đưa thực phẩm ra khỏi lò
Lò vi sóng khi hoạt động sẽ tỏa ra lượng nhiệt lớn khiến các khoang lò và dụng cụ đựng thức ăn rất nóng, dễ gây bỏng khi mở cửa lò, bạn nên dùng găng tay hoặc khăn vải để lấy thức ăn ra khỏi lò.
Nếu thức ăn được đậy kín trong khi hâm, bạn hãy mở hé nắp, chừa một khoảng không gian để hơi nước bốc hơi, việc này sẽ giúp hạn chế những hơi nóng, giọt nước đọng lại trên nắp làm bỏng tay bạn.

Trên đây là 5 lưu ý an toàn khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng mà bạn cần biết khi sử dụng sản phẩm này. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn có những bữa ăn thơm ngon, tiết kiệm thời gian.