Đối với những người thường xuyên chế biến những món nước uống bổ dưỡng cho cơ thể thì máy ép chậm là một thiết bị cực hữu ích. Máy ép chậm có khả năng ép kiệt nước, giữ lại tối đa lượng dưỡng chất tự nhiên có trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi chọn mua máy ép chậm, bạn sẽ thấy có hai loại phổ biến là máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục dọc. Vậy, nên chọn loại nào? Chọn loại nào để phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình bạn? Nên mua máy ép chậm trục ngang hay trục dọc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
Xem thêm:
Máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang có thiết kế ngang. Máy thường đi kèm với trục vít ép có khả năng nghiền và ép chặt thực phẩm qua lưới lọc. Điểm mạnh của loại máy này là khả năng ép kiệt tối đa. Đặc biệt phù hợp với các loại rau lá, các loại củ cứng. Người ta đã thử sử dụng máy ép chậm trục ngang để ép cỏ lúa mì. Đây là một loại nguyên liệu cần lực ép cực mạnh để lấy được nước. Khi ép cỏ lúa mì, máy vẫn hoạt động rất hiệu quả.
Ưu điểm của máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang có nhiều ưu điểm như
- Hiệu quả ép cao: Lực ép của máy trục ngang chậm và mạnh, giữ lại được lượng nước ép tối đa. Phù hợp với các loại trái cây, rau củ, đặc biệt là các loại lá.
- Giữ trọn dưỡng chất: Tốc độ ép chậm giúp máy giảm tối đa nhiệt sinh ra trong quá trình ép. Nhờ đó, tránh làm mất chất dinh dưỡng của nguyên liệu.
- Độ bền cao: Máy ép chậm trục ngang có thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn. Do đó, thường có độ bền, tuổi thọ cao, ngoài ra cũng dễ dàng trong việc bảo trì.
Nhược điểm của máy ép chậm trục ngang
Bên cạnh những ưu điểm, khi sử dụng máy ép chậm trục ngang, bạn sẽ gặp một số khó khăn như:
- Chiếm diện tích: Với thiết kế trục ngang, máy thường to và cần nhiều không gian để đặt. Nếu diện tích bếp nhà bạn nhỏ, cần phải cân nhắc khi sử dụng.
- Thời gian ép lâu hơn: Do quá trình ép chậm, một số loại thực phẩm lớn vẫn cần cắt nhỏ,… Máy ép chậm sẽ mất nhiều thời gian hơn so với máy trục dọc.
Máy ép chậm trục dọc
Máy ép chậm trục dọc có thiết kế thẳng đứng, giúp tiết kiệm diện tích hơn so với máy trục ngang. Với loại máy này, nguyên liệu thường được đưa vào từ trên xuống. Nguyên liệu không cần cắt nhỏ nhiều, rất tiện lợi cho những người bận rộn.
Ưu điểm của máy ép chậm trục dọc
Khi sử dụng máy ép chậm, người dùng nhận được những lợi ích như:
- Tiết kiệm diện tích: Với thiết kế đứng gọn gàng, máy phù hợp với mọi gian bếp. Không gian bếp lớn hay nhỏ đều có thể dễ dàng đặt máy ép chậm. Máy sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều tới tổng thể chung trong gian bếp.
- Tiện lợi và dễ sử dụng: Máy trục dọc thường có ống nạp rộng, giúp ép được trái cây kích thước lớn. Bạn không cần cắt nhỏ nguyên liệu giống như máy ép trục ngang. Từ đó, tiết kiệm được thời gian và công sức hơn.
- Dễ vệ sinh: Máy trục dọc được thiết kế dễ tháo lắp, giúp việc vệ sinh trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Nhược điểm của máy ép chậm trục dọc
Máy ép chậm trục dọc có một số nhược điển. Cụ thể:
- Khả năng ép kiệt chưa cao: So với máy trục ngang, máy trục dọc thường không ép kiệt nước từ rau lá và các nguyên liệu cứng.
- Khó ép các loại rau củ dài hoặc dai: Khi ép các loại rau lá, dây rau có thể bị cuốn vào trục ép, gây khó khăn và cần dừng máy để gỡ ra.
Nên chọn máy ép chậm trục ngang hay trục dọc?
Cả hai loại máy ép chậm đều có ưu và nhược điểm riêng, nên lựa chọn phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể của bạn:
Nếu bạn thường xuyên ép các loại rau lá hoặc muốn tối đa lượng nước ép và dưỡng chất, thì máy ép chậm trục ngang sẽ là lựa chọn tốt. Loại máy này phù hợp cho những gia đình có nhu cầu ép nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ rau lá đến củ quả cứng.
Nếu bạn thích sự tiện lợi, không gian bếp nhỏ và thường ép các loại trái cây hoặc củ quả mềm thì máy ép chậm trục dọc là sự lựa chọn phù hợp hơn. Đây là loại máy lý tưởng cho những người bận rộn, cần tiết kiệm thời gian chuẩn bị và vệ sinh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về máy ép chậm trục ngang và trục dọc để đưa ra quyết định đúng đắn cho việc nên mua máy ép chậm trục ngang hay trục dọc. Hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng hàng ngày và không gian bếp của mình để chọn được chiếc máy ép phù hợp nhất nhé!
Tìm hiểu thêm: Vỡ mộng về máy rửa bát