Tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét?

Bếp từ là một thiết bị gia dụng hiện đại và tiện ích. Chúng ngày càng trở nên phổ biến trong các căn bếp hiện đại. Không chỉ tiết kiệm điện năng, an toàn và dễ dàng vệ sinh, bếp từ đã thay thế những loại bếp truyền thống như bếp gas trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người sử dụng bếp từ gặp phải đôi khi là mùi khét lạ xuất hiện trong quá trình sử dụng. Vậy tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét? Cùng Lorca tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét?

Nguyên nhân gây mùi khét trên bếp từ

Tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét? Bếp từ hoạt động bằng cách tạo ra từ trường, tác dụng với đáy nồi nhiễm từ, sinh nhiệt và làm chín thức ăn. Điều này khác với bếp gas là sử dụng ngọn lửa để làm nóng trực tiếp đáy nồi. Hoạt động của bếp từ đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa nồi và bếp. Nếu một trong 2 có vấn đề, có thể dẫn tới bếp không hoạt động hoặc hoạt động bất thường. Một trong những vấn đề thường gặp là bếp có mùi khét. Khi bếp có mùi khét, có thể do một số nguyên nhân sau:

Sử dụng nồi từ không phù hợp

Nồi từ cần có đáy phẳng và làm từ vật liệu nhiễm từ. Đáy nồi từ không phẳng có thể làm giảm hiệu suất truyền nhiệt. Nồi không được làm nóng đều, một số điểm quá nóng có thể cháy khét. Ngoài ra, phần đáy không làm bằng vật liệu nhiễm từ khiến bếp không hoạt động được. Hoặc vật liệu của nồi, chảo dẫn nhiệt kém, không phù hợp cũng có thể gây ra mùi khét.

nguyên nhân

Dầu mỡ hoặc thức ăn dính vào bề mặt bếp từ

Dầu mỡ từ các món nướng hoặc chiên có thể dính vào bề mặt bếp từ. Khi bề mặt nóng, dầu mỡ này có thể bị cháy hoặc khét. Từ đó, tạo ra mùi khét khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động của bếp.

Sử dụng cường độ lửa quá mạnh hoặc nấu ăn ở nhiệt độ cao quá lâu

Nếu sử dụng quá nhiệt, các mảnh thức ăn hay dầu mỡ có thể bị cháy hoặc khét. Điều này không chỉ gây mùi khét mà còn có thể làm hư hại bề mặt bếp từ.

tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét?

Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Sử dụng nồi từ phù hợp

Chọn nồi từ có đáy phẳng và làm từ vật liệu dẫn điện tốt như gang, sắt, inox. Sau khi sử dụng, cần chùi rửa sạch sẽ. Đặc biệt là phần đáy nồi, cần phải làm sạch thường xuyên. Tránh tình trạng dầu mỡ, các mảnh thức ăn bám dính, làm ảnh hưởng tới quá trình truyền nhiệt của bếp.

Ngoài ra, bề mặt bếp từ cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Sử dụng khăn mềm và các loại nước tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bề mặt bếp..

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Tránh sử dụng cường độ lửa quá mạnh và nấu ăn ở nhiệt độ cao quá lâu. Với mỗi món ăn, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Ở một số loại bếp từ thông minh, đã được tích hợp mức nhiệt thích hợp cho nhiều chế độ nấu như chiên, xào, hâm nóng,…

Việc điều chỉnh nhiệt phù hợp vừa giúp nấu ngon hơn, giữ trọn dinh dưỡng. Đồng thời cũng hạn chế tình trạng cháy thức ăn và tiết kiệm điện năng hơn. Người dùng có thể không cần đứng canh bếp quá thường xuyên mà vẫn đảm bảo thực phẩm chín đều.

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ

Để đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả và tránh sự cố phát sinh do lâu dài sử dụng, cần kiểm tra và bảo dưỡng bếp định kì. Ngoài việc làm sạch bề mặt bếp hay khu vực quạt gió, bạn có thể gọi thợ đến để kiểm tra phần mạch điện bên trong. Bảo dưỡng bếp định kì giúp hạn chế tối đa sự cố xảy ra và góp phần tăng tuổi thọ cho bếp.

tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét?

Bếp từ không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn đem đến sự an toàn, tiện dụng tối đa cho người sử dụng. Lorca mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi tại sao bếp từ đôi khi có mùi khét và cung cấp thêm cho bạn những cách để phòng tránh, khắc phục tình trạng này. Bếp từ đơn giản, dễ sử dụng nhưng cần được sử dụng đúng cách để đạt được tối đa hiệu quả bạn nhé!

Tìm hiểu thêm: Cách chọn nồi chảo cho bếp từ đơn giản, hiệu quả cao

công thức nước chấm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006690
Liên hệ