Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ, Tết quan trọng của người Việt. Bên cạnh những phong tục phổ biến vào ngày này như khảo cây, thả diều,… thì chuẩn bị một mâm cỗ dâng tổ tiên luôn được chú trọng. Mâm cỗ này vừa là tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, vừa cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng thuận lợi. Vậy mâm cỗ Tết Đoan Ngọ 2024 cần những gì? Cùng Lorca tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày nào?
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 Dương lịch.
Đây là một ngày lễ truyền thống của người Việt rất được coi trọng. Nó còn được biết tới với cái tên dân dã hơn là “Tết giết sâu bọ”.
Nhìn chung, phong tục cúng Tết và các hoạt động trong ngày này ở 3 miền đều có nhiều nét tương đồng với nhau. Sự khác biệt nhất là ở mâm cỗ cúng, do điều kiện địa lí, cũng như văn hóa vùng miền.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm có:
Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch.
Cơm rượu nếp, cơm rượu nếp cẩm.
Trái cây theo mùa: mận, vải, xoài, lạc,…
Ngoài ra, ở một số địa phương sẽ có các món mặn như xôi thịt, thịt vịt, bánh xèo,…
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc
Ở miền Bắc, vào Tết Đoan Ngọ, người ta thường dâng mâm cúng gồm các món cơ bản như: nước, rượu, hương, vàng mã, hoa tươi. Ngoài ra sẽ có thêm xôi, chè, trái cây theo mùa như mận, vải,… Một số nhà sẽ làm thêm mâm cơm mặn hoặc cơm chay để cúng gia tiên.
Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng là cơm rượu. Người miền Bắc quan niệm, ăn cơm rượu vào ngày này có tác dụng loại bỏ “sâu bọ” trong người. Bên cạnh đó, một số ít địa phương còn gói bánh chưng, làm bánh tro hay bánh khúc để ăn trong ngày này.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung
Mâm cúng ở miền Trung có nhiều nét tương đồng với miền Bức. Đều có trái cây, hoa tươi, rượu, nước, vàng mã. Đặc biệt, món ăn không thể thiếu là bánh tro, bánh ú và chè kê. Chè kê ăn kèm bánh tráng vừng rất phổ biến ở Quảng Nam và Huế.
Một vài nơi sẽ có thêm món thịt vịt. Người miền Trung quan niệm, thịt vịt có tính hàn, khi ăn vào ngày này sẽ giúp cơ thể mát mẻ và dễ chịu hơn.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam
Tại miền Nam, mâm cúng vẫn sẽ có những thứ cơ bản như trái cây, hương hoa, vàng mã. Giống như miền Bắc, miền Nam cũng ăn cơm rượu trong ngày này. Nhưng cơm rượu của người miền Nam được nắm thành nắm tròn chứ không đựng vào bát, cốc chén như người Bắc.
Miền Nam có món bánh ú bá trạng được bán nhiều vào ngày Tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, người ta còn nấu chè trôi nước, xôi gấc hay xôi vò để bày lên mâm cỗ cúng.
Có thể thấy, ở mỗi vùng miền khác nhau, mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có những điểm khác biệt. Ngay cả trong một khu vực nhỏ, giữa các làng, xã cũng sẽ có những sự khác biệt. Do đó, có thể thấy, việc cúng lễ gồm những gì không quá quan trọng, quan trọng là tấm lòng thành của gia chủ khi dâng lên ông bà, tổ tiên.
Tm hiểu thêm: Tại sao nên lựa chọn inow 304