Đang vào mùa dâu tằm chín rộ. Quả dâu tằm rất giàu dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả việt quất, mâm xôi,… Ngoài được dùng để làm mứt, siro thì dâu tằm có thể được dùng để ngâm rượu. Cách ngâm rượu dâu tằm để được lâu như thế nào? Cùng Lorca khám phá ngay nhé!
Xem thêm:
Nguyên liệu làm rượu dâu tằm
Để ủ rượu dâu tằm, bạn cần chuẩn bị:
- 3kg dâu tằm
- 3 lít rượu nếp
- 1kg đường phèn
Cách ngâm dâu tằm với rượu
Cách ngâm rượu dâu tằm rất đơn giản, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, dâu tằm sau khi mua về thì cắt bỏ phần cuống. Ngâm dâu với nước muối để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó rửa sạch nhẹ nhàng với nước nhiều lần.
- Đun sôi một nồi nước, dội qua rổ dâu vừa rửa, để ráo. Việc chần sơ qua dâu tằm như vậy sẽ giúp cho rượu thành phẩm không bị mốc hay nổi váng.
- Chuẩn bị một cái bình lớn. Cho một lớp dâu xen kẽ với một lớp đường. Lớp trên cùng là một lớp đường phèn dày. Đậy kín nắp lại.
- Sau khoảng 2-3 ngày thì đường tan hết. Đợi 1 tuần sau khi đường tan, đổ rượu vào. Ngâm tiếp 1 tháng là có thể uống. Nhưng ngon nhất là nên ủ sau 6 tháng, hương vị của rượu sẽ thơm ngon hơn.
Công dụng của rượu dâu tằm đối với sức khỏe
Nếu uống với lượng vừa đủ, rượu dâu tằm đem đến rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Có thể kể đến như:
Rượu dâu tăm có tác dụng dưỡng huyết, bổ can thận và thông huyết khí.
Uống rượu dâu tằm còn hỗ trợ giảm đau lưng và viêm khớp hiệu quả.
Một chén rượu dâu tằm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn.
Rượu dâu tằm cũng rất tốt cho phụ nữ. Uống rượu dâu tằm giúp làn da trắng hồng và mịn màng hơn. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với phụ nữ.
Cách uống rượu dâu tằm tốt cho sức khỏe
Mặc dù rượu dâu tằm có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Thế nhưng, khi uống rượu cần chú ý:
- Không uống quá nhiều rượu dâu tằm. Chỉ nên uống tối đa 100ml/1 ngày, chia thành nhiều chén nhỏ trong bữa ăn. Khi uống, dùng thêm với đá lạnh, rượu sẽ ngon hơn.
- Những người hay bị dị ứng, mắc bệnh về gan không nên uống rượu dâu tằm.
- Người bị nóng trong, sốt, váng đầu cũng cần phải hạn chế uống rượu dâu tằm.
- Rượu dâu tằm phải được ngâm trong hũ thủy tinh, đất hoặc sứ tráng men. Không nên đựng trong các dụng cụ, hũ đựng bằng kim loại và nhựa.
- Với những người không uống được rượu, có thể không cần cho thêm rượu. Dâu tằm rất dễ lên men, sau khoảng 2-3 tháng ngâm đường phèn, chúng sẽ xuất hiện tình trạng lên men nhẹ. Khi uống rất dễ chịu, tuy nhiên vẫn có thể gây say.
Cách ngâm rượu dâu tằm để được lâu rất đơn giản phải không nào. Rượu dâu tằm có thể bảo quản vài năm không hỏng. Càng để lâu, rượu sẽ lại càng thơm ngon hơn nữa đó. Tranh thủ mùa dâu tằm đang rẻ, hãy mua và chế biến nhiều món ngon, thức uống ngon để thưởng thức nhé!
Tìm hiểu thêm: Lò vi sóng có tốn điện không?