Dầu mè là loại gia vị phổ biến trong mọi gian bếp, góp mặt trong nhiều món ăn. Chúng được cho là một loại dầu lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Vậy dầu mè có phải là làm từ mè không? Sử dụng dầu mè có thực sự an toàn không? Cách bảo quản dầu mè sao cho đúng? Cùng Lorca trả lời các câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Xem thêm:
Dầu mè là gì?
Dầu mè hay con gọi là dầu vừng, được làm từ hạt mè (hạt vừng). Mè là một loại nông sản được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Hạt mè tuy nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều dầu. Chúng giống như nhiều loại hạt khác như hạt hướng dương, hạt cải. Do đó, được chiết xuất thành dầu mè và được sử dụng rộng rãi.
Dầu mè có mùi hơi nồng, có thể được sử dụng như một loại gia vị hoặc để làm đẹp. Không hiếm thấy những món ăn sử dụng dầu mè như trộn salat, tẩm ướp thức phẩm, dùng để chiên rán thức ăn,…
Có 2 loại mè là mè đen và mè trắng, do đó cũng có 2 loại dầu mè là dầu mè đen và dầu mè trắng. Dầu mè trắng thì phù hợp với người già và trẻ em, ít có mùi hơn dầu mè đen. Dầu mè đen thì có màu đen, mùi thơm rất đặc trưng, sử dụng nhiều trong việc nấu ăn. Tuy nhiên, nếu không bảo quản dầu mè đúng cách, chúng sẽ chuyển mùi hôi khó chịu.
Thành phần dinh dưỡng của dầu mè
Trước khi tìm hiểu về cách bảo quản dầu mè, chúng ta cần biết rõ tinh dầu mè có những thành phần như thế nào. Theo các nghiên cứu khoa học, dầu mè có chứa:
- Chất béo: dầu mè chứa nhiều loại axit béo bão hòa và không bão hòa như: acid stearic, axid palmitic, axit oleic, acid linoleic,…
- Các vitamin E, vitamin B, vitamin K,…
- Các khoáng chất như đồng, sắt, canxi, magie,…
- Các hợp chất phenolic có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm
Công dụng của dầu mè
Đối với nội tiết trong cơ thể:
- Dầu mè có chứa sắt, do đó, nếu bạn đang bị thiếu máu, hãy thêm dầu mè vào trong bữa ăn hàng ngày. Cùng với các thực phẩm khác, dầu mè sẽ cung cấp một phần nhu cầu chất sắt trong ngày cho cơ thể.
- Hàm lượng lớn canxi, đồng và photpho trong dầu mè giúp xương chắc khỏe. Làm tăng quá trình sinh xương, tăng mật độ tế bào xương, hạn chế các bệnh lí về xương.
- Một số hợp chất như phytin, methionin, cholin có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa được tìm thấy nhiều trong dầu mè.
- Dầu mè có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu sau ăn, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường.
Đối với hệ tim mạch:
- Trong dầu mè có những hợp chất giúp ổn định lượng glucose trong huyết tương. Do đó, dầu mè tốt cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh cao huyết áp, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
- Trong dầu mè chứa omega 3, omega 6 là các chất béo không bão hòa, làm giảm cholesterol xấu. Nhờ đó ngăn cản sự hình thành mảng xơ vữa, phòng ngừa các loại bệnh lí liên quan đến tim mạch.
Đối với hệ hô hấp:
- Dầu mè chứa các chất chống oxy hóa, do đó chúng có tác dụng kháng viêm. Dùng dầu mè súc miệng với muối giúp ngăn ngừa các bệnh lí về nha khoa như viêm nướu, viêm lợi,..
- Dầu mè giúp cơ thể hấp thụ magie tốt hơn, đây là nguyên tố quan trọng giúp giãn các cơ trơn đường hô hấp. Sử dụng dầu mè thường xuyên làm giảm các cơn thắt cơ ở bệnh nhân hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đối với da
- Các chất trong dầu mè có tác dụng làm giảm sự hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn chặn tình trạng khô da, xỉn màu da,…
- Chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn trứng cá
- Dưỡng ẩm và đào thải các độc tố cho da nhờ các nhóm axit trong dầu mè. Làm tăng độ mềm mại, dẻo dai và giúp da khỏe, sáng hơn.
Cách bảo quản dầu mè
Dầu mè có công dụng tốt cho sức khỏe , nhưng nếu không biết cách bảo quản dầu mè, chúng sẽ rất nhanh hỏng. Dầu mè bị biến chất không thể sử dụng được, có thể gây hại cho sức khỏe. Khi bảo quản dầu mè, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Dầu mè sẽ bị loãng theo thời gian. Việc mở nắp ra sử dụng thường xuyên cũng làm dầu bị oxy hóa nhanh. Vì vậy, thời gian tối ưu để sử dụng là trong khoảng từ 6-9 tháng kể từ khi mở nắp.
- Dầu mè bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và nhiệt độ. Những tác nhân này có thể làm dầu mè biến chất, nhanh hỏng hơn. Do đó, không nên để dầu mè ở gần các vật dụng tỏa nhiệt cao như bếp ga, bếp điện hay dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Để dầu mè để được lâu và không bị biến chất, chỉ cần để chúng nơi thoáng mát, khô ráo. Mức nhiệt độ hợp lí là từ 15-25 độ C.
- Nên đựng dầu trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa, không nên đựng trong các chai kim loại.
- Chai đựng dầu phải có nắp đậy, sạch sẽ. Tránh việc nước và bụi bẩn, côn trùng rơi vào trong dầu.
- Dầu mè sẽ bị đông và chuyển sang màu trắng đục khi ở nhiệt độ thấp. Do đó, không nên bảo quản dầu mè trong tủ lạnh. Vào mùa đông, khi dầu mè bị đông, bạn chỉ cần ngâm chai dầu trong nước ấm là có thể sử dụng như bình thường.
Dầu mè là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Thông qua bài viết vừa rồi, Lorca hi vọng đã giúp bạn hiểu thêm về dầu mè, và cách bảo quản dầu mè đúng nhất.