Đũa gỗ khi sử dụng trong thời gian dài sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng bị mốc. Lorca Việt nam sẽ bật mí cho bạn những mẹo bảo quản đũa gỗ không bị mốc siêu đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây.
- Đọc thêm:
Bật mí cách khử mùi tủ lạnh siêu nhanh, hiệu quả bất ngờ
Ảnh hưởng của đũa mốc đối với sức khỏe
Khi đũa mốc sẽ tiết ra độc tố gây ung thư – Aflatoxin B1 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn bảo quản đũa gỗ trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là cầu tụ vàng và E.Coli gây biến chất và ngộ độc mãn tính cho người dùng, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Xử lý đũa gỗ lần đầu mua về
Đũa mới khi mua về chất gỗ còn mới có thể gây hại cho sức khỏe vì vậy, bạn không nên sử dụng luôn. Bạn nên sử dụng nước nóng pha loãng với muối để làm sạch đũa mới mua. Muối có khả năng tẩy rửa hiệu quả và rất an toàn.
Khi đũa bị mốc, bạn cũng có thể sử dụng muối để làm sạch. Cách thực hiện khá đơn giản:
- Bước 1: Cho muối vào nồi đun sôi từ 5 – 7 phút.
- Bước 2: Cho đũa vào ngâm khoảng 5 -10 phút.
- Bước 3: Cuối cùng, bạn lấy đũa ra phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi đũa khô bạn có thể sử dụng ngay.
Lau sạch đũa trước khi sử dụng
Chúng ta thường không có thói quen lau sạch đũa trước khi sử dụng. Đây là một thói quen không tốt có thể khiến đũa bị mốc và không an toàn cho sức khỏe.
Nếu sử dụng đũa còn ẩm ướt, khi tiếp xúc với thức ăn đang nóng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn nên dùng khăn khô để lau sạch đũa để đảm bảo sạch sẽ và an toàn.
Ưu tiên chọn nước rửa chén thiên nhiên
Khi đũa bị mốc, nhiều người thường ngâm chúng trong nước rửa chén vì cho rằng việc này sẽ giúp làm sạch vết bẩn. Tuy nhiên, trong một số loại nước rửa chén có chứa nhiều phốt phát tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành và phát triển. Dù sau đó, bạn có phơi khô đũa nhưng sau một thời gian sử dụng, đũa vẫn sẽ xuất hiện tình trạng nấm mốc.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại nước rửa chén có nguồn gốc từ thiên nhiên để hạn chế nấm mốc, diệt sạch tới 99.9% vi khuẩn, giúp tăng tuổi thọ cho đũa và an toàn cho sức khỏe.
Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng đũa, bạn cần rửa ngay lập tức. Không nên ngâm hay để bên ngoài quá lâu vì khi gặp thời tiết nồm ẩm, nấm mốc và vi khuẩn sẽ phát triển.
Bạn cũng không nên ngâm đũa với nồi, chảo, chén bát vì khi dầu mỡ, thức ăn thừa hòa lẫn cũng sẽ là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào thân gỗ làm cho đũa mốc nhanh hơn, nhiễm khuẩn và nhiễm độc gây hại cho sức khỏe.
Không ngâm đũa gỗ quá lâu trong nước
Đũa gỗ nếu ngâm trong nước quá lâu sẽ làm cho đũa dễ bị mốc, vi khuẩn độc hại phát triển và dễ bị mục, gãy hơn. Vì vậy, bạn không nên ngâm đũa trong nước quá lâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và nâng cao tuổi thọ cho đũa.
Không chà, cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ
Khi rửa đũa, nhiều chị em có thói quen chà và cọ xát thật mạnh đũa vào nhau để làm sạch hiệu quả hơn. Nhưng, đây là một cách làm sai lầm, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Khi đũa bị cọ xát với nhau với một lực mạnh, đũa sẽ dễ bị nứt, tạo ra các khe rãnh nhỏ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, trú ngụ. Lâu ngày sẽ gây ra nhiệt bất lợi cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, khi rửa đũa bạn chỉ nên dùng lực vừa phải, không nên chà hay cọ xát quá mạnh.
Phơi đũa gỗ ngoài nắng thường xuyên
Sau khi rửa sạch đũa gỗ, bạn nên để chúng vào rổ rá và phơi dưới ánh mặt trời trực tiếp. Việc này sẽ giúp bạn hong khô đũa nhanh chóng, hạn chế được tình trạng nấm mốc xuất hiện.
Nếu trời không có nắng, bạn hãy đặt đũa ở nơi thoáng mát hoặc hơ qua lửa để đũa khô nhanh hơn. Tuyệt đối không phơi đũa ở những nơi ẩm ướt vì đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
Vệ sinh đồ đựng đũa thường xuyên
Bên cạnh việc vệ sinh đũa gỗ thật sạch sẽ, người dùng cũng cần vệ sinh thường xuyên ống đựng đũa. Ống đựng đũa nếu không được vệ sinh cẩn thận và tỉ mỉ cũng sẽ là môi trường tốt để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
Bạn nên chọn ống đựng đũa có lỗ thoát nước ra ngoài giúp thoáng khí, an toàn hơn. Bạn có thể vệ sinh định kỳ đồ đựng đũa khoảng 1 tuần/lần vừa hạn chế tình trạng nấm mốc, vừa bảo vệ tốt sức khỏe gia đình.
Thay đũa định kỳ
Nhiều gia đình không để ý đến vấn đề thay đũa thường xuyên mà đợi đến khi đũa hỏng mới thay. Việc làm này là hoàn toàn không nên vì sau thời gian dài sử dụng, mức độ an toàn của sản phẩm đã giảm dần.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên thay đũa định kỳ trong khoảng 3 – 6 tháng.
Với những thông tin trên đây, Lorca Việt Nam tin rằng bạn đã biết cách sử dụng và bảo quản đũa gỗ để chúng không bị mốc và hỏng nhanh. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều mẹo hữu ích nhé.