Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn hoặc thạch cao. Trong bài viết này, hãy cùng Lorca Việt Nam tìm hiểu xem nước cứng là gì? Dầu hiệu nhận biết và cách làm mềm nước cứng.
- Đọc thêm:
7 phụ kiện giúp nâng cao hiệu suất hoạt động cho máy rửa bát
Nước cứng là gì?
Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao vượt quá mức cho phép (trên 300mg/lít).
Nguyên nhân hình thành nước cứng
Nước cứng được tạo ra khi nước chảy từ nguồn hay nguồn nước ngầm chảy qua những lớp đá vôi, thạch cao hay phấn đá. Đây là những loại đá có chứa nhiều ion canxi và magie ở dạng hợp chất cacbonat, hydrocacbonat, sulfat. Trong quá trình đó, một lượng nhỏ khoáng chất được nước hòa tan và giữ lại, truyền độ cứng vào nước.
Các nguồn nước ngầm thường có độ cứng cao bởi quá trình hòa tan các ion Mg2+, Ca2+ có trong thành phần của lớp trầm tích đá vôi khi đi qua các lớp đất đá và làm tăng độ cứng của nước. Nguyên nhân này cũng có thể khiến ao hồ, sông suối bị tăng độ cứng.
Các thành phần có trong nước cứng
Trong nước cứng thành phần chủ yếu là các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+). Ngoài ra, trong nước cứng cũng có thể chứa hàm lượng nhỏ các ion sắt và những ion kim loại khác như stroni, nhôm, bari, manfgan, kẽm,…
Các mức độ cứng của nước
Dựa vào chỉ số tổng nồng độ của các ion Ca2+ và Mg21+ để chia nồng độ cứng của nước thành 4 cấp độ khác nhau:
- Từ 0 đến 60 mg/lít: Nước mềm
- Từ 60 đến 120 mg/lít: Nước cứng vừa phải
- Từ 120 – 180 mg/lít: Nước cứng
- Trên 180 mg/lít: Nước rất cứng
Dấu hiệu nhận biết của nước cứng
Để nhận biết nước cứng, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:
- Trên vòi nước, vòi hoa sen bị rỉ sét, tích tụ vảy ố, đường ống và vòi dẫn nước dễ bị tắc.
- Sau một thời gian sử dụng, các vật dụng dùng để đun nấu bằng kim loại như nồi, chảo, ấm đun nước,… sẽ xuất hiện các lớp cặn hay mảng trắng đọng ở phía dưới đáy.
- Bột giặt hay các chất tẩy rửa khó hòa tan trong nước, ít ra bọt làm cho quần áo và các đồ dùng bằng vải sau khi giặt vẫn còn dính cặn bột giặt hoặc có cảm giác thô ráp và xỉn màu.
- Da và tóc khô hơn do sử dụng nước cứng.
- Khi dùng nước cứng để pha trà hay cà phê thì sẽ xuất hiện lớp váng mỏng trên bề mặt.
Các loại nước cứng và cách làm mềm nước cứng
Nước cứng tạm thời
Đây là loại nước chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, nó có tính cứng tạm thời vì rất dễ để làm mềm. Các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 khi cho tác dụng với nhiệt độ sẽ tạo ra muối cacbonat kết tủa, từ đó loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước.
Cách đơn giản để làm mềm nước cứng tạm thời là đun sôi nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3 hoặc Na3PO4 đưa vào nước để làm kết tủa các hợp chất có trong nước và giúp nước mềm hơn.
Nước cứng vĩnh cửu
Nước cứng vĩnh cửu là loại nước có chứa các loại muối như MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4 đây cũng là nguyên nhân gây ra tính cứng của nước. Nước kính vĩnh cửu không đóng cặn kết tủa khi đun sôi nên nó không thể khắc phục như nước cứng tạm thời.
Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, người ta dùng các hóa chất làm mềm nước như: baking soda (Na2CO3), NaOH, Ba(OH)2, Na3PO4. Trong đó, hai chất làm mềm nước cứng vĩnh cửu phổ biến nhất là Na2CO3 và Na3PO4.
Nước cứng thành phần
Nước cứng thành phần là loại nước cứng bao gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu, tức là có chứa cả muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.
Để làm mềm nước cứng thành phần, bạn có thể sử dụng tương tự những phương pháp làm mềm đối với nước cứng vĩnh cửu và nước cứng tạm thời ở trên.
Với những thông tin về nước cứng trên đây, Lorca Việt Nam mong rằng bạn có hiểu đúng về loại nước này và áp dụng cách làm mềm phù hợp nhất.