Bao sái bát hương chính là hoạt động lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang. Đây là phong tục có từ lâu đời của người Việt, đòi hỏi sự thận trọng tuyệt đối để không phạm vào những điều đại kỵ. Đừng lo, để Lorca hướng dẫn cho bạn cách bao sái tỉa chân nhang không lo “mất lộc” chuẩn nhất nhé!
Xem thêm:
Bao sái trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Bao sái được hiểu là cách chúng ta “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên, các vị thần sau 1 năm. Vừa để thể hiện lòng thành kính, vừa để đón ông bà, tổ tiên cùng các vị thần linh cũng về ăn Tết với gia đình. Qua đó cầu mong những may mắn, bình an sẽ tới trong năm mới.
Thời điểm bao sái tỉa chân nhang rất quan trọng. Thông thường, việc bao sái cần được tiến hành sau khi cúng ông Công ông Táo.
Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc người đảm nhận việc cúng lễ trong nhà. Trước khi bao sái bát hương, cần phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, tôn nghiêm. Đặc biệt là cần phải rửa tay thật sạch. Chân nhang sau khi bao sái được đem đốt hoặc trả trôi sông.
Cách bao sái tỉa chân nhang chuẩn nhất
Bước 1. Thắp hương, khấn xin tỉa chân nhang. Đợi cho hương cháy hết thì mới bắt đầu. Nếu nhà ai tiến hành bao sái ngay sau khi tiễn ông Công ông Táo xong thì không cần thiết phải thắp hương nữa. Chỉ khấn xin tỉa chân nhang rồi đợi cho hương cháy hết.
Bước 2. Một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương. Chân hương sau khi rút ra thì để lên một tờ báo hoặc vải sạch. Tỉa hết chân nhang, chỉ giữ lại một ít, bắt buộc phải là số lẻ. Ví dụ như để lại 3,5,7 hay 9 cái chân nhang còn lại.
Bước 3. Dùng khăn thấm rượu gừng lau sạch sẽ bát hương. Chân nhang đem đi đốt, tro được thả nơi ao hồ, sông suối sạch sẽ. Hoàn tất các việc trên thì thắp nhang thêm một lần nữa để kính báo gia tiên và các vị thần.
Những lưu ý khi bao sái tỉa chân nhang
Cách bao sái tỉa chân nhang không quá phức tạp. Tuy nhiên, chú trọng nhiều đến những tiểu tiết nhỏ. Theo quan niệm, nếu không thực hiện đúng như vậy, gia đình sẽ bị “mất lộc”. Khi bao sái tỉa chân nhang, bạn cần:
- Giữ bát hương cố định trong quá trình tỉa chân nhang. Tuyệt đối không được rút hết chân nhang ra khỏi bát hương. Như vậy sẽ mang lại nhiều xui xẻo trong năm mới.
- Nên giữ lại những cây nhang có phần tàn uốn cong, đẹp mắt. Đây được cho là lộc, giúp năm mới gặp được nhiều may mắn, thành công hơn.
- Phần tro của nhang sau khi đã đốt xong thì đổ ở nơi ao hồ, sông suối sạch sẽ. Người xưa quan niệm nước mang đến sự mát mẻ, có tác dụng rửa sạch, loại bỏ những vận rủi, điều không may trong năm cũ. Tuyệt đối không được bỏ tro vào thùng rác.
- Các vật dụng khác trên ban thờ như cốc chén, bát đĩa có thể mang đi rửa. Phơi cho khô ráo rồi mang lên ban thờ bày biện lại.
Trên đây là cách bao sái tỉa chân nhang chuẩn nhất để bạn tham khảo. Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, hãy tranh thủ bớt chút thời gian để dọn dẹp nhà cửa, lau dọn ban thờ để đón một năm mới nhiều niềm vui và may mắn nhé!
Tìm hiểu thêm: Đừng sử dụng lò nướng nếu chưa biết điều này