Bếp từ có chế biến được món nướng hay không được rất nhiều chị em nội trợ quan tâm. Để giúp người đọc giải đáp được thắc mắc này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết dưới đây.
- Đọc thêm:
Ưu điểm và nhược điểm của bếp từ âm
Nguyên lý hoạt động của bếp từ?
Khác với bếp ga, dùng lửa để sinh nhiệt thì bếp từ lại hoạt động dựa vào dòng điện Fuco với nguyên lý cảm ứng điện từ.
Về thiết kế, bếp từ có một mặt sứ thủy tinh có khả năng cách điện, bên dưới đó là 1 cuộn dây điện sinh ra từ trường. Khi có điện chạy qua, từ trường làm cho đáy nồi sinh ra nhiệt nhờ vào dao động của các phân tử dưới đáy nồi, làm chín thức ăn.
Nhiệt độ chỉ được sinh ra ở đáy nồi, bề mặt bếp nguội đi rất nhanh. Nhờ vậy hạn chế tối đa nguy cơ gây phỏng, thuận tiện trong quá trình vệ sinh, lau chùi.
Hiện nay, các loại bếp từ hiện đại có tích hợp thêm công nghệ cao cấp Inverter. Công nghệ này chuyển hóa lượng điện tiêu thụ trở thành nhiệt năng phục vụ cho đun nấu. Vì thế, người dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong cuộc sống.
Bếp từ kén chọn chất liệu nồi và chảo khi nướng
Do bếp từ có cơ chế hoạt động là làm nóng đáy nồi thông qua sự chuyển động của các phân tử tạo thành nên bếp từ chỉ thích hợp với các loại nồi bằng kim loại hoặc nồi bằng chất liệu inox có nhiễm từ.
Nếu dùng nồi có chất liệu phù hợp, thời gian làm nóng được rút ngắn, thức ăn chính nhanh hơn. Diện tích đáy nối tiếp xúc đến đâu thì nhiệt độ được sản sinh tới đó. Điều này cũng hạn chế tối đa hiện tượng thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Có thể dùng bếp từ để chế biến các món nướng hay không?
Bếp từ hoạt động nhờ vào việc làm nóng đáy nồi chứ không phải bề mặt của bếp. Lượng nhiệt trên mặt bếp rất thấp và nguội nhanh nhờ hệ thống tản nhiệt. Chính vì thế, nướng thực phẩm trực tiếp trên bề mặt kính của bếp từ là điều không thể.
Tuy nhiên, thay vì nướng trực tiếp trên bếp người dùng có thể dùng thêm một chiếc vỉ nướng chuyên dụng đế chuyển nhiệt. Đặt vỉ lên bếp, vỉ sẽ được làm nóng và đặt đồ ăn cần nướng lên đó, đợi thực phẩm chín là có thể sử dụng. Cách làm này có hiệu quả nhưng sẽ tốn kém khá nhiều thời gian, điện năng.
Ngoài ra, nếu nhu cầu sử dụng đồ nướng nhiều, người dùng nên chọn những loại bếp từ có thể chọn sản phẩm đa năng. Một bếp nhưng có tích hợp cả mặt bếp hồng ngoài và mặt bếp từ. Phần mặt bếp hồng ngoại dùng để nướng đồ ăn thoải mái, nhanh chính và đảm bảo an toàn.
Lưu ý khi nướng đồ ăn bằng bếp điện từ
Không nên nướng trực tiếp ở trên bề mặt kính
Bề mặt kính của bếp từ không sản sinh đủ nhiệt để thực phẩm chính. Người dùng không nên để trực tiếp thực phẩm lên đó vì sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt. Ngoài ra, dầu mỡ, gia vị ướp đồ dính lên bề mặt khiến bếp tạo thành mùi khét, có khói, cháy bề mặt. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khó vệ sinh lau chùi.
Cần chọn vỉ nướng đúng cách
Chất liệu inox hay kim loại tráng men chống dính là tốt nhất. Kích thước vỉ vừa vặn với kích thước mặt bếp để tránh lãng phí. Ngoài ra, nên dùng giấy bạc bọc vỉ nướng, có khay hứng dầu. Hoặc sử dụng vỉ nướng có rãnh để chảy bớt dầu, chống tràn ra bề mặt kính của bếp từ.
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Vì vỉ nướng dẫn nhiệt rất nhanh nên không cần để nhiệt độ quá cao. Nhất là trong quá trình nướng, vỉ đã nóng thì cần điều chỉnh nhiệt sao cho phù hợp để tránh cháy thực phẩm.
Vệ sinh bếp ngay sau khi sử dụng
Đợi bếp nguội, lấy dung dịch vệ sinh bếp xịt lên, dùng cọ bọt biển mềm lau thật sạch. Không nên dùng cùi sắt hay các vật dụng cứng khác vệ sinh bếp.
Với những thông tin trên, chúng ta đã biết có thể sử dụng bếp từ chế biến thực phẩm nướng được hay không. Bếp từ thông thường không dùng để nướng nhưng nếu có các loại vỉ chuyên dụng hỗ trợ thì điều đó là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng bếp đúng cách và an toàn.