Củ sâm đất hay khoai sâm là một loại củ khá phổ biến và được bày bán nhiều ven đường, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc. Sâm đất dùng để ăn trực tiếp, ngâm rượu hay chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong bài viết này, Lorca sẽ cùng bạn làm rõ tác dụng của củ sâm đất đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng loại củ này nhé!
Xem thêm:
Củ sâm đất là gì
Củ sâm đất còn có tên gọi khác là củ khoai sâm. Nguyên nhân là bởi chúng có hình dáng bên ngoài rất giống với củ khoai lang.
Sâm đất có nguồn gốc từ Trung Mỹ, nhưng được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc. Hiện nay, sâm đất được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Ở Lào Cai, chúng được coi là một loại củ đặc sản của địa phương.
Củ sâm đất có hình dáng bên ngoài giống khoai lang. Tuy nhiên khi gọt bỏ lớp vỏ, phần bên trong củ sâm có màu vàng trong. Vị nhạt nhạt, nhiều nước và có mùi hơi giống với củ nhân sâm. Khi ăn sống, sâm đất có vị ngọt mát, giòn. Còn khi nấu lên, sâm đất lại ngọt đậm hơn và dẻo như khoai, sắn.
Củ sâm đất có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Tác dụng của củ sâm đất đối với sức khỏe là gì? Nhắc đến tác dụng của củ sâm đất, có thể kể tới một số ưu điểm vượt trội của loại củ này như:
Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng
Trong củ sâm đất có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Những chất này có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do. Làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa ung thư. Với những người mắc bệnh ung thư, các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Đặc biệt, trong sâm đất có chứa nhiều chất fructooligosaccharide. Chất này có công dụng điều chỉnh các vi khuẩn trong đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Điều này đặc biệt tối đối với những bệnh nhân đang điều trị ung thư đại tràng.
Kiểm soát cholesterol trong máu
Ăn củ sâm đất giúp kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Thành phần của sâm đất có chứa nhiều chất giúp làm giảm chứng hạ đường huyết, giảm lượng natri trong máu. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn giúp ngăn ngừa cách bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp.
Tốt cho xương
Thành phần của sâm đất có chứa photpho và magie. Những chất này có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Ăn sâm đất thường xuyên giúp ngăn ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Đặc biệt tốt đối với những người mắc bệnh về xương, lão hóa xương. Người mới bị gãy, rạn xương có thể bổ sung sâm đất vào thực đơn để mau liền xương, hồi phục sức khỏe.
Giảm cân và làm đẹp
Hợp chất fructooligosaccharide có trong sâm đất có tác dụng làm tăng cảm giác no. Kích thích quá trình tiêu hóa, đốt cháy năng lượng của cơ thể. Do đó, ăn sâm đất sẽ khiến bạn nhanh no hơn, từ đó, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Sâm đất chứa hàm lượng nước cao. Cùng với đó là các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó, chúng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da.
Những lưu ý khi sử dụng củ sâm đất
Mặc dù sâm đất có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần chú ý:
- Không nên ăn quá nhiều sâm đất cùng lúc. Bạn có thể bị ngộ độc, dẫn đến buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều.
- Người thường xuyên bị đầy bụng, hay tiêu chảy không nên ăn sâm đất. Sâm đất có chức năng nhuận tràng, không tốt cho người hay đầy bụng, tiêu chảy.
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn sâm đất.
- Sâm đất không tốt đối với người mắc bệnh gout hay bị rối loạn chức năng thận. Chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Vậy là Lorca đã cùng bạn tìm hiểu tác dụng của củ sâm đất đối với sức khỏe cũng như công dụng của chúng. Mặc dù là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng chúng đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!
Tìm hiểu thêm: Lò vi sóng có tốn điện không?