Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh sởi do virus sởi gây ra và rất dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp xử lí kịp thời. Bệnh sởi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi, viêm não và thậm chí tử vòng. Do đó, tìm hiểu bệnh sởi lây qua đường nào cùng như cách phòng ngừa bệnh sởi có ý nghĩa rất quan trọng.

Xem thêm:

bệnh sởi lây qua đường nào

Bệnh sởi lây truyền thế nào?

Bệnh sởi lây qua đường nào? Bệnh sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Virus sởi rất dễ lây lan và có thể truyền từ người này sang người khác. Một số con đường thường gặp như:

  • Giao tiếp thông thường: Virus sởi có thể lây lan qua các giọt nước bọt hoặc hơi sương nhỏ trong không khí. Khi người bị sởi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt nước chứa virus sởi sẽ phát tán vào không khí. Những người xung quanh khi hít phải các giọt này sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Sởi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh này dễ lây lan, việc tiếp xúc gần với người bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm. Đặc biệt trong những môi trường đông đúc như trường học, bệnh viện,…
  • Tiếp xúc với dịch mũi họng: Ngoài đường hô hấp, virus sởi cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng với người nhiễm bệnh. Nếu một người chạm vào bề mặt bị nhiễm virus, sau đó vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì họ có thể bị nhiễm bệnh.
  • Virus sởi có khả năng tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt trong một khoảng thời gian dài. Thậm chí, chúng có thể tồn tại vài giờ sau khi tiếp xúc với bề mặt. Do đó, người khỏe mạnh hoàn toàn có thể vô tình bị nhiễm bệnh mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

bệnh sởi lây qua đường nào

Triệu chứng của bệnh sởi

Sau khi bị nhiễm virus sởi, người bệnh thường không xuất hiện triệu chứng ngay lập tức. Thời gian ủ bệnh của sởi thường kéo dài từ 10-12 ngày. Trong đó, thời gian từ khi tiếp xúc với virus đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên là từ 7-14 ngày.

Khi mắc bệnh sởi, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt cao: Là triệu chứng đầu tiên và phổ biến của bệnh sởi. Người bệnh thường sốt cao, kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
  • Ho và hắt hơi: Bệnh nhân có triệu chứng ho khan, hắt hơi. Tương đối giống với triệu chứng của cảm lạnh.
  • Phát ban: Phát ban đỏ thường xuất hiện sau khi sốt. Có thể bắt đầu từ mặt, sau đó lan ra toàn thân. Phát ban có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày sau đó giảm dần.
  • Viêm kết mạc: Mắt đỏ, hay chảy nước mắt, kèm theo cảm giác khó chịu và ngứa.
  • Các điểm Koplik: Là các đốm trắng nhỏ trên niêm mạc miệng. Thường xuất hiện trước khi phát ban.

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh dài. Triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Ngoài ra, bệnh sởi dễ lây lan, có thể bùng phát thành dịch. Do đó, phòng ngừa bệnh từ đầu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của cá nhân, cộng đồng. Để phòng bệnh sởi, cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm chủng

Vắc-xin sởi là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc-xin sởi thường được tiêm theo lịch tiêm chủng quốc gia. Liều đầu tiên được tiêm cho trẻ em từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi. Vắc-xin sởi giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại virus và ngăn ngừa mắc bệnh.

bệnh sởi lây qua đường nào

Cách li với người bệnh

Cách li người nhiễm bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người khác và ở trong phòng riêng, làm giảm nguy cơ lây lan virus. Sử dụng đồ dùng, vật dụng riêng, không sử dụng chung với gia đình. Đặc biệt nếu gia đình hoặc dân cư trong khu vực chưa được tiêm vắc-xin.

Khi có tiếp xúc với người bệnh sởi hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh, cần đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng. Sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Sau khi sử dụng xong cần bỏ ngay lập tức.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc. Ví dụ như tay nắm cửa, bàn ghế,…

biện pháp

Vậy là Lorca đã cùng bạn tìm hiểu bệnh sởi lây qua đường nào cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi. Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cần chú ý để phòng tránh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Mẹo vệ sinh bồn rửa đơn giản

công thức nước chấm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006690
Liên hệ