Theo Âm lịch, ngày 7/7 hàng năm được gọi là ngày Thất tịch. Năm 2024, Thất tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 10/8 Dương lịch. Trong ngày này, nhiều người quan niệm cần thực hiện các điều kiêng kị để gặp nhiều may mắn. Vậy lễ Thất tịch nên làm gì? Cùng Lorca tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Thất tịch là ngày gì?
Lễ Thất tịch còn có tên gọi khác là ngày ông Ngâu, bà Ngâu. Ngày lễ ngày được diễn ra vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm. Năm 2024, ngày này sẽ rơi vào thứ 7, ngày 10 tháng 8 Dương lịch.
Không chỉ Việt Nam, ở nhiều nước khác trên thế giới cũng tổ chức ngày Thất tịch. Ngày này được coi là ngày Valentine của châu Á.
Với mỗi quốc gia khác nhau, lại có cách lí giải khác nhau về nguồn gốc của ngày này. Tuy nhiên, chủ yếu, ngày lễ này thường gắn với chuyện tình yêu đôi lứa.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất tịch
Lễ Thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, dựa trên truyền thuyết Ngưu Lang và Chức Nữ. Tương truyền, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu rất chăm chỉ. Nhờ tính cách lương thiện, Ngưu Lang có được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ. Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Tuy nhiên, tình cảm của họ bị thiên đình ngăn cản. Chức Nữ phải trở về thiên đình. Ngưu Lang đuổi theo nhưng đến sông Thiên Hà thì bị chặn lại. Ngưu Lang nhất định chờ ở đó, mãi không chịu rời đi.
Cảm thương cho mối tình của Ngưu Lang, Vương Mẫu đồng ý cho 2 người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch. Người Trung Quốc tổ chức lễ Thất tịch đặc biệt lớn. Lễ này còn gọi là lễ Khất Xảo. Vào ngày này, các cô gái thực hiện các nghi lễ, cầu nguyện để mong lấy được người chồng tốt.
Ở Nhật Bản, ngày 7/7 Âm lịch là ngày lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình treo lên cành trúc trước nhà. Họ làm vậy để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Người trẻ thì tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý chung nhân như ý.
Ở Hàn Quốc, ngày lễ Thất tịch còn được gọi là lễ Chilseok. Vào ngày này, người Hàn sẽ ăn mì, bánh nướng và nghi lễ tắm để cầu mong sức khỏe.
Những điều nên và không nên làm trong ngày Thất tịch
Lễ thất tịch nên làm gì ?
Ở Việt Nam, lễ Thất tịch không được tổ chức lớn như nhiều nước khác. Tuy nhiên, vào ngày này cũng có một số hoạt động để cầu may mắn, tình duyên. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện một số việc sau :
Đi chùa, làm việc thiện : Cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, với nhiều người, làm việc thiện, giúp đỡ người khác cũng là tăng thêm phúc phần cho bản thân mình. Người trẻ thì đi chùa để cầu nhân duyên, mong sớm gặp được người như ý.
Thả đèn lồng : Ở một số nơi, người trẻ sẽ tổ chức thả đèn lồng. Đặc biệt, các cặp tình nhân thả đèn lồng cùng nhau để cầu mong hạnh phúc lâu bền. Người độc thân thì cầu mong sớm gặp được người thương.
Ăn chè đậu đỏ : Đây là trào lưu ngày Thất tịch diễn ra vài năm trở lại đây. Vào ngày Thất tịch, các bạn trẻ sẽ ăn chè đậu đỏ để mong nhân duyên như ý. Ngoài chè đậu đỏ, các món bánh làm từ đậu đỏ, xôi, cháo cũng được ưa chuộng vào ngày này.
Những điều không nên làm vào ngày Thất tịch
- Tổ chức đám cưới, đám hỏi : Theo quan niệm, ngày Thất tịch là ngày không may mắn để tổ chức đám cưới, đám hỏi. Ngày này gắn với sự tích Ngưu Lang, Chức Nữ, phải xa cách nhau, 1 năm được gặp 1 lần duy nhất.
- Không mua xe, mua nhà : Dân gian quan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn. Do đó, những việc lớn như mua nhà, mua xe thì không nên thực hiện trong tháng này.
- Không làm việc xấu.
Vậy là Lorca đã cùng bạn tìm hiểu lễ Thất tịch nên làm gì. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn có một ngày Thất Tịch tràn đầy ý nghĩa và tình yêu thương!
Tìm hiểu thêm: Lò vi sóng có tốn điện không?