Người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu không?

Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm, người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh. Ở nước ta, tiêm vắc xin phòng bạch hầu được thực hiện từ rất sớm. Trẻ em sinh ra đã được tiêm loại vắc xin này. Vậy người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu hay không? Nếu tiêm rồi có cần tiêm lại hay không? Cùng Lorca tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do vi khuẩn bạch hầu hình que (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Được đặc trưng bởi quá trình viêm cùng với sự hình thành màng fibrin tại vị trí xâm nhập của tác nhân, ngoại độc tố đi vào máu gây nhiễm độc cho cơ thể với những biến chứng nặng.

Bệnh bạch hầu có thể gây nên nhiều biến chứng như:

  • Viêm cơ tim: nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu sẽ dễ mắc viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, rối loạn nhịp tim, suy tim,…
  • Viêm dây thần kinh: liệt khẩu cái mềm thường gặp nhất trong 3 tuần đầu, khó nuốt, liệt cơ vận nhãn, liệt cơ hoành,…
  • Bệnh liên quan tới thận: thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận,…
  • Ở những người không được tiêm vắc xin, nếu không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong.

vắc- xin

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Ban đầu người nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện tương tự cảm lạnh như đau họng, ho, sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau:

  • Bạch hầu mũi trước: Sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám, có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi.
  • Bạch hầu họng và amidan: Mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng ngà hoặc xám, dai. Chúng dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Lớp giả mạc rất khó bóc và dễ gây chảy máu. Trường hợp nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân đờ đẫn, hôn mê, tử vong.
  • Bạch hầu thanh quản: Sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Có thể thấy các giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở gây suy hô hấp.

người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu

Người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu không?

  • Nếu chưa từng tiêm: Nếu người lớn chưa được tiêm vắc-xin bạch hầu khi còn nhỏ, hoặc không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng của mình, việc tiêm vắc xin là cần thiết. Vắc xin giúp sản sinh kháng thể, ngăn ngừa bệnh bạch hầu.
  • Tiêm lại định kỳ: Các chuyên gia y tế khuyên người lớn tiêm lại vắc xin bạch hầu mỗi 10 năm để duy trì mức độ bảo vệ. Miễn dịch từ vắc xin có thể giảm dần theo thời gian. Vì vậy việc tiêm lại giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Nếu đã tiêm đủ số lần theo lịch trình và không có yếu tố rủi ro đặc biệt thì không cần phải tiêm vắc xin bạch hầu.
  • Người có tiền sử bệnh nền, mắc bệnh suy giảm miễn dịch hay đang đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vắc xin bạch hầu.

người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu

Người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu không? Có thể thấy, việc tiêm hay không tiêm vắc xin phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng, môi trường sống cũng như sức khỏe của bản thân. Để đảm bảo an toàn, phòng tránh bệnh hiệu quả, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi quyết định tiêm vắc xin.

Tìm hiểu thêm: Cách chọn nồi chảo cho bếp từ đơn giản, hiệu quả cao

công thức nước chấm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18006690
Liên hệ