Nấm mốc thường xuất hiện trên thực phẩm nếu như chúng không được bảo quản tốt hoặc để gần các loại thực phẩm có nấm mốc. Có những loại nấm mốc có thể ăn được. Nhưng cũng có những loại nấm mốc nếu ăn vào có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy trong trường hợp nào cần phải bỏ thực phẩm, trường hợp nào vẫn có thể sử dụng chúng? Hãy tham khảo mẹo phân biệt nấm mốc ăn được và nấm mốc không thể ăn được của Lorca Việt Nam ngay dưới đây bạn nhé!
Xem thêm:
Phân biệt nấm mốc ăn được và nấm mốc không thể ăn được
1. Nấm mốc ăn được
Xúc xích salami khô và thịt muối
Xúc xích salami khô và thịt lợn muối thường có chứa nấm mốc penicillium và aspergillus bên ngoài. Đây là những loại nấm mốc có tác dụng bảo vệ thực phẩm. Thông thường, chúng sẽ bao bọc một lớp mỏng bên ngoài thực phẩm, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Loại nấm này cũng không gây hại cho sức khỏe.
Khi ăn, bạn chỉ cẩn gạt bỏ phần nấm mốc này đi, rửa sạch rồi chế biến. Món ăn vẫn cực kì thơm ngon, an toàn. Tuy nhiên lưu ý, nếu thực phẩm xuất hiện nấm mốc màu nâu đen, hoặc là nấm xuất hiện cả ở bên trong thịt, thì nên bỏ đi. Đây không phải là loại nấm an toàn, khi ăn sẽ có hại cho sức khỏe.
Các loại rau củ cứng
Rau củ cứng, có độ ẩm thấp như cà rốt, bắp cải, ớt chuông. Chúng có thể để được rất lâu ở điều kiện nhiệt độ thường. Gặp điều kiện bất lợi, các loại thực phẩm này có thể xuất hiện nấm mốc. Với những thực phẩm dạng này, nếu muốn tận dụng, bạn dùng dao cắt bỏ đi khoảng 3-4 cm xung quanh chỗ bị mốc. Sau đó có thể sử dụng những phần chưa bị nấm như bình thường.
Lưu ý, sau khi sử dụng dao để làm sạch nấm mốc, cần lau rửa sạch lại. Tránh trường hợp nấm mốc bị lây chéo sang các loại thực phẩm khác.
Phô mai
Nấm mốc ở phô mai là loại nấm mốc có thể ăn được. Nấm có tác dụng bảo vệ phô mai tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Hơn nữa, quá trình sản xuất phô mai là quá trình lên men, do đó, chúng thường ẩn chứa rất nhiều loại nấm có lợi. Những loại phô mai được ủ lâu năm, có lớp nấm mốc dày bọc bên ngoài thậm chí còn là đặc sản, được nhiều người tìm mua.
Khi ăn phô mai có nấm mốc, bạn gọt bỏ phần bị mốc đi là được. Trừ các loại phô mai mềm như Brie hay Camembert,… Những loại phô mai mềm như vậy mà xuất hiện nấm thì phải bỏ. Chúng không đảm bảo sức khỏe, cũng như phô mai đã bị biến chất, không còn giữ được nguyên mùi vị.
2. Nấm mốc không ăn được
Các loại củ, quả mềm
Những loại rau, củ, quả có độ mềm, ẩm cao nếu bị mốc thì nên bỏ đi. Lượng nước dồi dào trong rau củ có thể khiến nấm mốc sinh sôi và phát triển rất nhanh. Chúng thường kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại nấm vô hại và cả có hại. Thực phẩm nếu bị nấm, mốc sẽ bị biến chất nhanh chóng. Thay đổi cả về màu sắc và hương vị. Do đó, tốt nhất, bạn nên bỏ đi nếu thấy có nấm mốc xuất hiện trên thực phẩm.
Bánh mì
Bánh mì để lâu sẽ thấy xuất hiện các vết nấm mốc đen hoặc xanh. Ăn bánh mì bị nhiễm nấm, mốc có thể gây ngộ độc. Nặng hơn, chúng gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột, xuất huyết dạ dày.
Không chỉ bánh mì, các loại bánh nướng, cookies có chứa nhiều tinh bột khi bị mốc đều bắt buộc phải bỏ đi.
Bơ động vật, bơ thực vật
Các loại bơ động vật, bơ thực vật nếu bị nấm mốc cần phải bỏ đi gấp. Đây đều là những loại nấm mốc không ăn được. Các loại bơ thường tương đối ít nước, giàu chất béo. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc sinh sôi và phát triển.
Do đó, bạn cần phải bảo quản các loại bơ thật tốt, tránh tình trạng nấm mốc. Đối với bơ động vật, tốt nhất nên đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu thấy chúng xuất hiện các đốm xanh, đen của nấm mốc thì phải bỏ đi.
Mứt, thạch mềm
Mứt, thạch có kết cấu mềm, ẩm, nên vi khuẩn và nấm mốc rất dễ tấn công. Độc tố của các loại nấm mốc này vẫn còn ngay cả khi bạn đã loại bỏ phần nấm, mốc. Do đó, nếu thấy thực phẩm đã có dấu hiện của mốc, nấm thì không nên sử dụng nữa.
Ngoài ra, những loại thực phẩm đã chế biến sẵn, thức ăn thừa cũng không nên sử dụng khi đã bị nấm mốc. Chúng chứa nhiều độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc ngay khi ăn phải.
Trên đây là cách phân biệt nấm mốc ăn được và nấm mốc không thể ăn được đối với một số loại thực phẩm phổ biến. Nấm mốc có nhiều loại, có thể có lợi hoặc có hại. Nhưng đa phần, nấm mốc xuất hiện trên thực phẩm đều không tốt đối với cơ thể. Bạn nên lưu ý, kiểm tra thật kĩ khi thấy thực phẩm của gia đình mình có dấu hiệu nấm mốc. Ngoài ra, cần phòng tránh nấm mốc bằng cách bảo quản thực phẩm tốt, tránh gây lãng phí.