Bánh mì là một món ăn quen thuộc với hầu hết mọi gia đình. Bánh mì có thể dùng để ăn sáng, ăn xế hay là dùng để ăn kèm với nhiều món sốt, canh khác. Có rất nhiều loại bánh mì, với hương vị khác nhau, vô cùng đa dạng. Nhưng nếu không biết cách bảo quản, bánh sẽ mất đi mùi vị của nó, thậm chí còn bị ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe. Đừng lo lắng, hãy bỏ túi ngay cách bảo quản bánh mì mà Lorca Việt Nam giới thiệu ngay dưới đây.
Xem thêm:
Có nhiều người khi mua bánh mì về ăn không hết, sẽ để lại qua đêm đến ngày hôm sau mới ăn. Bánh mì thường có thêm bơ, sữa và nhiều loại bánh còn sử dụng mứt, hạt khô trong công thức làm bánh. Vì vậy, nếu ở nhiệt độ thường, bánh sẽ rất nhanh bị hỏng.
Bánh mì có nhiều loại khác nhau, có loại cứng, giòn như bánh Baguette, có loại lại mềm như bánh mì cam hay đầy béo ngậy kem sữa như bánh mì bơ sữa. Sẽ tuyệt vời biết bao khi được cầm trên tay một chiếc bánh giòn tan trong bữa sáng hay chiếc bánh nhỏ xinh ngọt ngào trong buổi trà chiều. Nếu biết cách bảo quản, bánh bạn mua về có thể giữ được rất lâu mà mùi vị vẫn như tươi mới.
Ghi chép lại cách bảo quản bánh mì sau đây và áp dụng ngay bạn nhé!
1. Bảo quản bánh mì trong ngăn đá
Cách bảo quản bánh mì này áp dụng cho các loại bánh có độ cứng cao, bánh sandwich,…
Để bảo quản bánh được lâu, bạn cho bánh vào túi nilon buộc kín hoặc cho vào túi zip. Sau đó cho túi bánh vào ngăn đá tủ lạnh. Khi dùng thì mang bánh ra và cho vào lò hâm nóng lại. Nếu không có sẵn lò, có thể làm nóng bánh bằng chảo hay nồi cơm điện,…
Khi bảo quản bánh mì trong ngăn đá, vi khuẩn không có cơ hội để phát triển. Nhiệt độ và độ ẩm thấp làm ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Bằng cách này, bạn có thể giữ bánh tươi ngon trong thời gian 1-2 tháng.
2. Bảo quản bánh mì bằng cách sử dụng túi giấy, báo
Đối với những loại bánh giòn, dễ ỉu, cách bảo quản bánh mì bằng túi giấy, báo khá hiệu quả.
Bánh sau khi mua về, dùng túi giấy hoặc giấy báo bọc chúng lại. Cho vào hộp đóng nắp hoặc túi nilong, túi zip rồi để ở nhiệt độ phòng.
Báo, giấy có khả năng hút ẩm mạnh. Do đó bánh sẽ giữ được độ giòn, ngon. Tuy nhiên, bảo quản bánh mì bằng cách này chỉ có thể giữ bánh được đến ngày hôm sau, bạn phải sử dụng hết số bánh.
3. Bảo quản bánh mì bằng rau cần tây
Rau cần tây được sử dụng như một cách bảo quản bánh mì nhanh, đơn giản. Bánh mì mua về thì cho vào túi, hộp có nắp. Cho vào cùng bánh mì là vài cọng rau cần tây rửa sạch, ráo nước.
Với cách này, bánh sẽ giữ được độ giòn khoảng 2-3 ngày.
4. Bảo quản bằng khoai tây
Giống như rau cần, khoai tây có khả năng hút ẩm.
Bánh không ăn hết hay mới mua về thì chỉ cần cho vào túi nilong hay túi zip. Cho vào vài lát khoai tây gọt vỏ vào và để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi mang ra sử dụng không cần phải làm nóng lại, bánh vẫn sẽ vô cùng giòn, ngon.
Lưu ý:
Với các loại bánh mì có phần kem lạnh, hãy bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hết trong vòng 2-3 ngày.
Các loại bánh mì có thành phần nhiều bơ, sữa, chất béo cực kì nhanh hỏng, ngay cả khi để ở bên ngoài trong thời gian ngắn. Bạn nên để vào hộp khô, cất trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên để từ 2-3 ngày với loại bánh này.
Một số loại bánh có túi bảo quản chuyên dụng như bánh mì hoa cúc. Bạn có thể mua những loại túi này về và làm theo hướng dẫn để bảo quản bánh mì được lâu nhất.
Với 4 cách bảo quản bánh mì trên, Lorca hi vọng bạn có thể dễ dàng thực hiện theo. Chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng, an toàn bên gia đình mình. Theo dõi Lorca mỗi ngày để cập nhật nhiều mẹo vặt khác bạn nhé!