Khi gặp một vết thương đang chảy máu, việc đầu tiên là cầm máu cho vết thương. Nếu không có những dụng cụ y tế chuyên dụng, bạn sẽ rất lúng túng vì không biết phải giải quyết thế nào. Đừng lo lắng! Lorca Việt Nam giới thiệu cho bạn một vài cách cầm máu nhanh bằng rau củ trong bếp. Ghi chép lại để dùng khi cần bạn nhé!
Xem thêm:
Trong gian bếp gia đình, luôn có sẵn những loại rau củ, thực phẩm cho bữa ăn. Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng, một vài loại rau củ còn có tác dụng trong việc cầm máu, giảm sưng tấy.
Trong những tình huống bất ngờ, với những vết thương nhỏ, hãy áp dụng cách cầm máu nhanh bằng rau củ mà Lorca giới thiệu dưới đây.
1. Dùng cây húng Láng
Cây húng Láng còn được gọi là húng thơm, xưa kia được người dân làng Láng thuộc Hà Nội trồng rất nhiều và trở nên nổi tiếng vì hương vị đặc biệt.
Cây húng Láng lá nhỏ, ít răng cưa, mọc lan thành khóm nhỏ. Mặt lá màu xanh thẫm, cuống lá và gân lá có màu tím.
Loại cây này dễ nhầm lẫn với các loại húng khác như húng chó, húng giổi. Nhưng bằng mùi thơm đặc trưng nên có thể dễ dàng phân biệt được bằng mùi.
Để cầm máu nhanh bằng rau củ, khi bị thương, bạn lấy một ít húng Láng đem rửa sạch, đắp vào vết thương. Vết thương sẽ rất nhanh ngừng chảy máu. Ngoài ra, có thể dùng nó để cầm máu khi bị rắn cắn, trước khi đưa đến bệnh viện.
2. Dùng củ cải trắng
Củ cải trắng được biết đến như nhân sâm mùa đông. Chúng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, củ cải còn hỗ trợ cho việc giảm viêm. Với những vết thương hở, chúng ngăn ngừa khả năng vết thương bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, củ cải trắng còn là loại rau củ giúp cầm máu nhanh. Khi bị thương, hãy dùng củ cải rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương. Vết thương sẽ nhanh chóng ngừng chảy máu.
Đối với những vết bầm tụ máu, sưng nhẹ: Hãy lấy vài lát củ cải, chấm vào muối rồi xát nhẹ lên vết bầm, sưng. Cách này có thể làm máu bầm nhanh tan và đỡ sưng hơn.
3. Dùng lá tía tô
Tía tô là loại rau phổ biến trong gian bếp Việt. Chúng là loại thực vật có tính chất ấm. Người ta thường trồng tía tô ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây có màu tím, xanh, hoặc hơi đỏ.
Tía tô thường được sử dụng để điều trị các bệnh cảm cúm trong giai đoạn đầu rất hiệu quả.
Loại cây này được dùng để cầm máu rất tốt bởi nó có chứa thành phần kháng khuẩn, giúp chống viêm, tiêu sưng.
Để cầm máu nhanh bằng rau tía tô, bạn chỉ cần lấy một vài lá non, giã nát và đắp lên vết thương. Sau khi cầm được máu, những ngày sau, dùng thêm lá tía tô sao khô, tán thành bột mịn rắc vào. Vết thương sẽ nhanh lành và ít bị sưng tấy.
4. Dùng hành
Khi dùng hành để cầm máu, bạn làm theo cách sau: Dùng hành nguyên cả phần rễ, thân và lá. Đem đi nướng chín rồi giã nát, đắp vào vết thương.
Hành sẽ giúp cầm máu, giảm đau và vết bầm rất hiệu quả
Cách cầm máu nhanh bằng rau củ này khá đơn giản vì hầu như trong gian bếp của mọi nhà đều có sẵn hành lá tươi.
5. Rau ngổ
Rau ngổ là loại rau gia vị phổ biến của người dân khu vực Đông Nam Á.
Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn, dùng để ăn kèm hay nấu cùng với các nguyên liệu khác, rau ngổ còn là một vị thuốc. Chúng dùng để chữa chứng ăn uống không tiêu, cầm máu trong các bệnh thổ huyết hay băng huyết.
Cầm máu nhanh bằng rau ngổ, bạn làm như sau: dùng lá rau ngổ, rửa sạch rồi giã nát, đắp vào vết thương. Cố định lại bằng băng gạc vô trùng là được.
Lưu ý
Khi cầm máu nhanh bằng rau củ, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cắt, nghiền, giã nát chúng.
Rau củ cũng cần phải làm sạch trước khi đem đi cầm máu.
Các mẹo cầm máu nhanh bằng rau củ này chỉ áp dụng trong trường hợp vết thương nhỏ. Nếu sau khi cầm máu mà máu không có hiện tượng ngừng chảy thì phải đi đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Sau khi cầm máu, phải che chắn lại vết thương bằng băng gạc sạch, tránh bụi bẩn làm nhiễm trùng.
Lorca mong rằng với cách cầm máu nhanh bằng rau củ vừa giới thiệu, bạn có thể áp dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày, bảo vệ bản thân và những người xung quanh mình.